Thiếu máu là một rối loạn sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, bệnh cũng có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ
-Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc tái (ngoài ra, đường viền mí mắt và lớp da dưới móng ít hồng hơn bình thường)
-Cáu gắt khó chịu
-Sức khỏe hơi yếu
-Dễ mệt
Trẻ em bị bệnh thiếu máu nghiêm trọng có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
-Thở dốc
-Tim đập nhanh
-Tay chân sưng phù
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị bệnh thiếu máu do vỡ hồng cầu có thể vàng da, mặc dù nhiều trẻ sơ sinh có thể bị vàng da nhẹ nhưng không thiếu máu.
Những trẻ em thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống có thể có thói quen ăn những thứ khác thường như đá lạnh, đất, đất sét và tinh bột bắp. Chứng này được gọi là chứng ăn gở (pica). Thói quen này không có hại chỉ trừ khi con bạn ăn chất gì độc hại, ví dụ như các mảnh sơn chì bị bong ra. Thường thì chứng ăn gở sẽ chấm dứt sau khi thiếu máu được chữa trị và khi trẻ lớn hơn.
Nếu con bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần xét nghiệm máu đơn giản có thể chẩn đoán được bệnh thiếu máu.
Cách điều trị thiếu máu ở trẻ
Điều trị thiếu máu ở trẻ phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ở trẻ em nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn, vì vậy cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt, như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh. Một số trẻ cần bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm, kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Có thể tăng cường chất sắt cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt có trong động vật như: thịt, cá, tôm, cua, các loại gia cầm, hay các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây.
Lưu ý khi điều trị thiếu máu ở trẻ
Như đã đề cập ở trên, bệnh thiếu máu ở trẻ thường do thiếu hụt chất sắt và các chất dinh dưỡng khác vì vậy để phòng tránh, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng bằng cách cân bằng chế độ ăn uống, dinh dưỡng của bé. Mẹ cần lưu ý:
-Không cho bé uống sữa bò cho đến khi bé hơn 12 tháng tuổi.
-Nếu bé bú sữa mẹ, hãy cho bé thức ăn có thêm chất sắt như cốm cereal khi bắt đầu cho bé thức ăn dạng rắn. Trước lúc đó, bé vẫn sẽ có đầy đủ sắt từ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, cho bé ăn thức ăn dạng rắn với quá ít chất sắt sẽ làm giảm chất sắt có từ sữa.
-Nếu bé bú sữa bột ( công thức), hãy dùng sữa bột có bổ sung chất sắt.
-Bảo đảm các trẻ lớn hơn có chế độ ăn uống cân bằng với các loại thức ăn có chứa chất sắt. Các nguồn thức ăn dồi dào chất sắt bao gồm lòng đỏ trứng, thịt đỏ, khoai tây, cà chua, mật đường và nho khô.
Cùng với đó, mẹ cũng nên bổ sung cho con thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hàm lượng sắt cao như SMARTY. Đây là sản phẩm bổ sung Sắt thực vật có nguồn gốc từ mầm đậu đen, được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ Bio - Organic của Hoa Kỳ, giúp chuyển hóa, hấp thu sắt cao gấp nhiều lần so với các dạng sắt thông thường. Tổ hợp các vitamin nhóm B, vitamin C cùng tinh chất Lô Hội hiệp đồng tác dụng với Sắt, Đồng thực vật giúp cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng để tăng cân tự nhiên, ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh. Là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nên SMARTY rất an toàn đối với mọi đối tượng trẻ nhỏ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Smarty, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét